Khuynh hướng nhân loại


Con người được ban cho những món quà của trí thông minh, tình yêu, lý trí và ý chí. Ta có quyền sửa đổi và thích nghi với mọi môi trường dựa trên nhu cầu của chúng. Con người tiến hóa một cách độc đáo và được trời phú cho trí thông minh, bản năng và sự chuyển động. Có 3 nhu cầu cơ bản để giữ cho chúng ta sống đó là: thức ăn, chỗ ở và quần áo.
Tiến sĩ Maria Motessori xác định rằng có những khuynh hướng của con người tồn tại trong mỗi cá nhân kích thích con người trong xã hội. Chúng giúp con người tồn tại và thích nghi trong một thời gian và môi trường cụ thể.
Khi mới đến môi trường mới trẻ đều có những khuynh hướng chung giống nhau. Đó là bản năng, những kỹ năng đặc biệt về trí tuệ trí thông minh của bộ não để tồn tại và điều tiết tất cả. Bà Maria Montessori luôn luôn nhắc đến khuynh hướng loài người, cũng như điều tiết được những việc đó. Bà luôn cho rằng trẻ cần xây dựng nên tính cách của riêng mình, giúp trẻ thích nghi với môi trường sống, giáo viên cần làm những việc đó để phát triển giúp cộng đồng.

Khuynh hướng của nhân loại được phân như sau:

  • Khuynh hướng khám phá

    Tất cả những hiện tượng thiên nhiên đều phải khám phá môi trường sống từ thời nguyên thủy. Vậy với trẻ, trẻ em sẽ làm gì? Chúng có nhu cầu rất lớn với việc phải khám phá.
    Ví dụ: Trẻ sẽ muốn khám phá tất cả mọi thứ trong lớp học ngay ngày đầu đến lớp.
    Trẻ cần được phát triển nhu cầu về tất cả các giác quan để hình thành và phát triển: thính giác, thị giác, xúc giác (nghe thấy, nhìn thấy, sờ và cảm nhận thấy).
  • Định hướng
    Con người phải định hướng, xác định phương hướng sai hay đúng và cần có những giác quan đúng. Với trẻ em cũng vậy, được trợ giúp của bộ não, chúng có khả năng định hướng và khuynh hướng để phát triển trẻ cần có thời gian, người lớn phải là người giới thiệu cho trẻ.
  • Trật tự
    Loài người đều có những trật tự nhất định, và bạn phải nhận ra việc nào đó. Ví dụ như khi ta đi đâu đó xa và cảm thấy khó ngủ, lúc đó khái niệm về trật tự bị xáo trộm rất nhiều. Điều đó hiện hữu rõ nhất là ở trẻ em, và dần dần trẻ sẽ tự thiết lập lại trật tự.
  • Giao tiếp
    Con người giao tiếp với nhau thông qua ngôn ngữ. Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ thì ngôn ngữ nói có trước, ngôn ngữ viết có sau và dần hình thành ngữ pháp tạo thành những câu hoàn chỉnh có nghĩa theo một thứ tự nhất định, ngôn ngữ là phương tiện nói lên suy nghĩ của con người. Đối với trẻ, khi vừa sinh ra ngôn ngữ đã bắt đầu được hình thành, đó là khuynh hướng chung của nhân loại. Bằng cách nói, viết và đọc trẻ có thể thể hiện bản thân và nhu cầu của mình.
  • Tính trừu tượng
    Từ khi còn trong bụng mẹ trẻ đã có thể cảm nhận và nhận ra giọng nói ở bên ngoài.
    Ví dụ: Gấu con ngay từ trong bụng mẹ đã cảm nhận được bộ lông ấm áp của Gấu mẹ, khi mới sinh ra Gấu con sẽ cảm nhận được ngay sự ấm áp của bộ lông đó.
  • Trí tưởng tượng

    Hơn hẳn loài vật, con người đã tiến hoá và phát triển vượt bậc. Loài người có được một khả năng đặc biệt mà hầu hết các loài vật đều không có – đó là khả năng tưởng tượng – tức có được “Trí tưởng tượng”.
    Ở trẻ nhỏ khả năng tưởng tượng chính là nền tảng của sự sáng tạo cũng như thành công sau này. Trí tưởng tượng sẽ giúp trẻ hình thành khái niệm trừu tượng ngay từ khi còn nhỏ.
  • Tư duy toán học
    Ví dụ: khi ta đưa ra một đĩa bánh đủ loại từ to đến nhỏ, trẻ sẽ chọn ngay chiếc bánh to để ăn. Vì đơn giản sinh ra trẻ đã có óc tưởng tượng về toán học.
    Trí óc con người luôn biết ước chừng về số lượng, ước lượng về mọi thứ xung quanh.
  • Làm việc

    Lao động bằng tay chân tạo ra kim tự tháp để tồn tại mãi mãi, nó là bằng chứng về trí óc toán học cao cấp nhất. Loài người nhỏ bé vô cùng và trẻ em cũng vậy, trẻ em luôn luôn làm việc để đáp ứng nhu cầu, hoạt động thông qua chính đôi tay của mình.Tự hoàn thiện
    Con người luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất. Chúng ta cần sự chính xác, cần một thứ quan trọng đó là sự hoàn hảo và để đạt được điều đó ta cần có sự lặp lại nhiều lần, cùng với việc kiểm soát lỗi ta sẽ có được kết quả hoàn hảo nhất.
    Đối với trẻ, thông qua tất cả mọi hoạt động người lớn cần đưa ra cách kiểm soát lỗi để trẻ khỏi phải lo lắng khi làm sai bất cứ việc gì.
    Ví dụ: Vận động viên phải phải tập hàng ngàn lần, thậm chí phải tập đến 10h/ ngày để có được thành tích cao.
  • Cuộc sống tinh thần

    Con người luôn mưu cầu một cuộc sống tinh thần hạnh phúc. Với con trẻ cuộc sống tinh thần phong phú và đáng yêu vô cùng, đôi khi đơn giản chỉ là vui với thiên nhiên, cỏ cây hoa lá, chim muông.
1900561216