Tự kỷ luật

“Chúng ta luôn luôn cần nhớ rằng, tính kỷ luật trong sâu thẳm nội tâm là thứ được hình thành trong cuộc sống chứ không phải là bẩm sinh đã có. Nhiệm vụ của chúng ta chính là đưa ra phương hướng cho việc hình thành tính kỉ luật”

Mười điều bạn có thể làm tại nhà để hỗ trợ sự phát triển của con bạn trong việc tự kỷ luật:
Chuẩn bị môi trường với đồ đạc và thiết bị phù hợp với kích thước của con.
Ví dụ: khi muốn rửa cà rốt hoặc khoai tây, con sẽ cần ngồi vào bàn và ghế theo kích thước của mình và sử dụng những dụng cụ nhà bếp nhỏ vừa tay. Người lớn sẽ là người chỉ cho bé những cách rõ ràng để làm các công việc như lau kệ, quét dọn, giặt tất, lau bàn sau bữa ăn, gấp và cất quần áo, dọn bàn ăn, v.v.

Hãy để trẻ học hỏi từ những sai lầm của chính mình. Trẻ sẽ không làm việc như bạn, một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu con đang học cách sử dụng cây lau nhà, có thể có xà phòng và nước trên sàn nhà khi bé kết thúc. Quá trình này quan trọng hơn nhiều đối với sự phát triển bên trong của trẻ, hơn cả việc có được sàn nhà sạch sẽ. Hãy giúp con dọn dẹp bằng cách chia sẻ công việc với con hơn là đứng ra làm thay bé.

Sử dụng đồ gia dụng và đồ chơi đúng mục đích của chúng. Nếu con bạn ném đồ chơi phân loại hình dạng của mình, hãy nói: “Hãy nhẹ nhàng với đồ chơi của con”. Trẻ nhỏ đôi khi ném theo ý thích, nhưng không có nghĩa là chúng phá phách. Nếu trẻ ném đồ chơi một lần nữa, hãy chuyển hướng cho trẻ: “Hãy ra ngoài và chúng ta sẽ cùng nhau ném bóng.”

Khi thích hợp, hãy đưa ra những lựa chọn thực sự. Lựa chọn nên đơn giản, chẳng hạn như việc quết sữa hoặc bơ trên bánh mì của trẻ trong bữa ăn sáng hay mua một quả táo màu xanh hoặc quả táo đỏ khi đi siêu thị. Quá nhiều sự lựa chọn gây choáng ngợp; Một số lựa chọn mỗi ngày là vừa đủ ở độ tuổi này.

Hãy nói chuyện với con một cách tích cực và chân thành. Con của bạn sẽ phát triển với trạng thái tích cực và không cần phải tắm bằng những lời khen ngợi suông. Thay vì nói, “Con thật là một người trợ giúp tốt”, hãy nói, “Cảm ơn con đã dọn bàn ăn.” Thay vì ra lệnh, “Ra khỏi bàn”, hãy nhấc con của bạn khỏi bàn và nói, “Con hãy dặt chân xuống sàn.”

Đừng cảm thấy cần phải thưởng cho con bạn khi con làm những gì bạn muốn con làm. Đối với trẻ em, phần thưởng nằm trong chính tác phẩm. Người lớn có thể coi ‘công việc’ là điều chúng ta phải làm, nhưng đối với trẻ em, công việc của chúng là cuộc chơi của chúng.

Giữ thói quen nhất quán. Trẻ em cần thời gian ngủ đều đặn, ăn uống thường xuyên, thời gian với các thành viên trong gia đình, và cơ hội để tiêu hao năng lượng và vui chơi bên ngoài. Khi những ngày của trẻ có thể đoán trước được, lúc đó trẻ biết mình sẽ phải chờ đợi điều gì.

Đặt các giới hạn phù hợp với gia đình bạn và đảm bảo rằng mọi người đều áp dụng chúng. Khi bạn luôn nhượng bộ trước những đòi hỏi của con mình, thật khó để con hiểu được những gì mong đợi ở con.

Đánh giá từng tình huống trước khi phản ứng. Nếu con bạn mất kiểm soát, hãy tự hỏi xem con bạn có đói, mệt, bực bội hay bị kích thích quá mức không. Mỗi tình huống đòi hỏi một phản ứng khác nhau.

Nhận ra rằng hình phạt không hiệu quả. Hình phạt có giá trị hạn chế, vì nó khiến đứa trẻ tập trung vào những gì không nên làm hơn là những gì phải làm, và nó thường làm cho một vấn đề nhỏ trở nên lớn hơn. Trẻ nhỏ thường có thể nhớ hình phạt, nhưng có thể không kết nối hình phạt với hành vi đã gây ra nó.

Tài liệu tham khảo:
Sổ tay Motessori – Simone Davies (Jacaranda Tree Montessori)

Phương pháp giáo dục Montessori – Sức thẩm thấu của tâm hồn
(Nhà xuất bản Đại học Sư phạm)

1900561216