Sự bình thường hóa ở trẻ

Trong quyển sách 1946, Bà Maria Montessori nói rằng: “Khi trẻ bình thường hóa, trẻ trở thành một đứa trẻ khác, một đứa trẻ mà trong đó có sự hòa hợp thống nhất của tất cả các nguồn năng lượng, bộ phận, chức năng, tâm và thân. Lúc này đứa trẻ đã sẵn sàng cho việc giáo dục, việc học, một cách toàn diện, trọn vẹn và trẻ có thể tự tìm thấy hạnh phúc trong công việc của mình.”
Một đứa trẻ hài lòng với những công việc của mình khi nào? Là khi trẻ đã đủ nhận thức để cảm thấy hài lòng với những hoạt động của mình, hài lòng với công việc, hài lòng với những việc mình làm, hài lòng với sản phẩm mà trẻ tạo ra. Từ đó trẻ sẽ trân trọng công việc, có cái nhìn mới chủ động hơn trong công việc.
Ví dụ như trẻ vẽ con tàu Titanic, Sau khi vẽ xong, tất cả mọi người đều muốn chiêm ngưỡng bức tranh của trẻ. Trẻ cảm thấy mình được trân trọng, từ đó hiểu hơn về giá trị bản thân mình và trẻ hình dung được mối liên hệ giữa mình với xã hội, với những người xung quanh.
Khả năng tự đánh giá và suy luận: Khả năng đánh giá, việc trẻ đưa ra quyết định đúng đắn là rất quan trọng.
Ví dụ: Trẻ đưa ra quyết định tự chọn hoạt động của trẻ hoặc trẻ tự chọn hoạt động để hướng dẫn một trẻ khác. Đó là khả năng trẻ đưa ra quyết định một cách đúng đắn, cần thiết trong cuộc sống của mình.
Yêu thích môi trường thiên nhiên: Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên bắt nguồn từ sự yêu thương.
Ví dụ như: trẻ sử dụng đồ gốm, ống hút cỏ, hạn chế sử dụng túi nilon, yêu thích động vật, bảo vệ cuộc sống động vật.
Kỷ luật, tự giác: Trẻ tự kiểm soát ý chí của mình. Trẻ tự hòa nhập với môi trường, tôn trọng kỷ luật của lớp học và gia đình. Biết tự điều tiết bản thân một cách có chủ ý. Ý thức kỷ luật, tự giác khi tự phục vụ bản thân, trẻ biết bắt đầu và kết thúc hoạt động, trong việc ăn uống trẻ biết tự giác, biết điều tiết nhu cầu ăn uống của mình, biết chăm sóc bản thân và chịu trách nhiệm với quyết định mà trẻ tự chọn.
Ví dụ: trong lớp học trẻ không gây ra tiếng ồn, đi nhẹ nói khẽ, trẻ không dẫm lên thảm, trẻ tôn trọng khi giáo viên quan sát, lúc giáo viên hướng dẫn bạn, trẻ biết chờ đợi khi muốn tham gia một hoạt động nào đó, biết chờ đợi khi muốn sử dụng đồ dùng chung.

5. Giao tiếp xã hội: Trẻ cảm thấy mình là một phần của xã hội thu nhỏ trong lớp học 3-6 tuổi, trẻ tìm được ý nghĩa của ngôn ngữ trong thực tại, ý nghĩa của bản thân mình đối với các mối quan hệ trong xã hội thu nhỏ đó. Từ đó trẻ ý thức được việc mình làm đối với những người xung quanh, trẻ biết nhìn nhận từ nhiều khía cạnh từ đó trẻ giao tiếp một cách hiệu quả khiến mọi người đều cảm thấy hài lòng.
Sự Bình thường hóa là quá trình nỗ lực không ngừng của trẻ, trẻ được tự do lựa chọn với sự tập trung cao độ, với biểu hiện yêu công việc, thích độc lập, giúp trẻ tìm thấy niềm vui trong sự học hỏi, niềm say mê chan chứa tình nhân ái, biết chia sẻ, kỷ luật và tự giác và có ý thức trong giao tiếp xã hội.
Sự bình thường hóa chỉ xảy ra trong giai đoạn đầu 0-6 tuổi cuả trẻ. Bời vì chỉ có giai đoạn này trẻ mới được tạo điều kiện môi trường để thúc đẩy sự binh thường hóa. Đây chính là thời điểm trẻ xây dựng hình ảnh, nhân cách của bản thân mình để trở lên độc lập chức năng sống. Do đó, Mầm non quốc tế ICP luôn hỗ trợ trẻ để trẻ có điều kiện trở lên bình thường hóa.

1900561216