Trí tuệ thẩm thấu – Absorbent mind
1. Định Nghĩa về trí tuệ thẩm thấu(What is the Absorbent Mind)
Trẻ em không cần nhiều kỹ năng như người lớn. Trẻ em khác, chúng có thể tự học, tự hấp thụ trí tuệ, đó là việc rất tự nhiên và nó được gọi là trí tuệ có tính thẩm thấu, nó tự thấm hút mọi thứ để tạo thành những ấn tượng đi sâu vào trí não không phai mờ.
Trí tuệ, đặc biệt mà bộ não trẻ có tính thẩm thấu nên bà Maria Montessori cho rằng chỉ có thể phát triển, bồi đắp ở giai đoạn khi trẻ còn nhỏ vì theo thời gian nó sẽ mất đi.
Não bộ của trẻ cho phép hấp thụ mọi thứ xung quanh, và nó được gọi là trí tuệ thẩm thấu, đó chính là những điều đưa đến tự nhiên với trẻ. Nó được hóa thân từ những điều trẻ thấy đều có thể hấp thụ vào não bộ, nó hoạt động theo một cách kỳ lạ, như thời kỳ vô thức và có ý thức, ví như mối quan hệ cộng sinh giữa trẻ và mẹ. Đó là quan hệ yêu thích nhất.
2. Giai đoạn thẩm thấu
- Thẩm thấu vô thức( The Unconsciouscious Absorbent Mind)
Giai đoạn 0-3 tuổi: Giai đoạn này nhận thức của trẻ là nhận thức vô thức. Tức là thông tin trẻ nhận vào không có chọn lọc. Tiếp nhận từ nền văn hóa, môi trường xung quanh qua 5 giác quan. Việc hoàn thiện dần 5 giác quan giúp trẻ nhận thức môi trường xung quanh bằng cái nhìn nhận và nhận thức của trẻ được dung nạp một cách rời rạc.
Người lớn ngưỡng mộ môi trường của mình, họ có thể nhớ và nghĩ về nó, trẻ lại khác, trẻ nhớ và chuyển hóa thành một phần tâm hồn mình. Trẻ nhào nặn bản thân từ những điều tai nghe mắt thấy. Loại hình ghi nhớ và thẩm thấu một cách vô thức này được Passy gọi là “trí nhớ tiềm thức ” (Richard Simon)” Trang 89, Trí tuệ thẩm thấu)
+ Giai đoạn phôi thai trước khi sinh và sau khi sinh phôi thai tinh thần giai đoạn 0-3.
+ Trí tuệ thẩm thấu vô thức cần thời gian để phát triển hoàn thiện.
+ Giai đoạn thể chất: là lúc phôi thai trong bụng mẹ hay còn được gọi là bào thai, phôi thai tăng đôi lên nhanh chóng tạo thành hàng triệu tế bào.
+ Giai đoạn phôi thai tinh thần, (the Spitual Embryo) nó đc thấm hút nên từ giác quan, giống như lúc hình thành thể chế, hình thành các bộ phận khác nhau, tất cả tế bào này tạo thành sự chuyên biệt: như ngôn ngữ, vận động,trật tự và hoàn thiện các giác quan trẻ tự xây dựng. Nó là phôi thai thể chất phối hợp các chức năng bộ phận với nhau (Movenment) thống nhất với nhau, gan, tim, chân, tay, mắt mũi miệng thống nhất với nhau, trước đó trẻ chưa vận động được phối hợp vận động với nhau để hình thành nên, đó là vận động trí óc điều khiển thân thể với nhau.
+ Sự hoàn thiện lặp lại nhiều lần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ (Language developent). Đây là những gì xảy ra trong giai đoạn trước và sau sinh, do đó gọi là trí tuệ thẩm thấu vô thức. Sức sống mãnh liệt của tinh thần. Thời kỳ 0-3 phát triển ngôn ngữ và hoàn thiện các giác quan.
- Thời kỳ thẩm thấu có ý thức(The Conscious Absor Absorbent Mind)
+ Đặc trưng của trí tuệ thẩm thấu là trẻ hấp thụ những thứ ở thế giới xung quanh nó, được xem là giai đoạn phát triển đầu tiên và nó trở thành tư duy lý luận sau này, nó là ấn tượng đầu tiên, cộng với tất cả những ấn tượng khác. Bà Maria Montesori luôn luôn cho rằng trí tuệ thẩm thấu là trẻ có thể cảm nhận tất cả mọi điều một cách riêng biệt. Không phân biệt đối xử, thấm hút hoàn toàn mọi sự vật sự việc, trẻ nhìn toàn cảnh chứ không phải chỉ một sự việc đúng hay sai, đẹp hay xấu. Môi trường đó là hiện diện mà người lớn cha mẹ phải nhớ là phổ quát được toàn cảnh và không phân biệt đối xử qua môi trường sống xung quanh như thế nào. Nó là thế giới mà mọi người yêu thương và để ý đến mình, trẻ xây dựng mối quan hệ tốt với tất cả mọi người. Trẻ cần xây dựng mối quan hệ tốt, là việc tiềm thức làm thay đổi kinh nghiệm mà mình đã từng trải qua, nó là tiềm thức vĩnh cửu, là khi ta làm và hoạt động đi thẳng vào trí não của chúng ta. Ví dụ như ta đau, là ký ức và điều đó sẽ đều trở thành ký ức vĩnh cửu.
+ Từ ba đến sáu tuổi, trẻ bước vào giai đoạn phát triển có ý thức. Não bộ của trẻ vẫn giống như bọt biển, dễ dàng tiếp thu thông tin, nhưng giờ trẻ sẽ có ý thức tìm kiếm những trải nghiệm nhất định. Trẻ em trong giai đoạn này đang mở rộng tìm tòi một cách khoa học và khả năng mới được phát triển của chúng. Trẻ có khuynh hướng học những thứ như trật tự, sắp xếp thứ tự, toán học sớm – Math Development, âm nhạc và hình dạng chữ cái, âm thanh, tất cả những điều này cuối cùng sẽ dẫn đến các kỹ năng toán học, đọc và viết. Trẻ cũng sẽ tiếp tục tinh chỉnh kiểm soát chuyển động, cân bằng và các cơ chế vật lý cơ bản trong giai đoạn này. Trẻ em trong giai đoạn phát triển có ý thức sẽ thể hiện mong muốn bẩm sinh (thường mãnh liệt) để đưa ra lựa chọn cho bản thân và hoàn thành nhiệm vụ một cách độc lập. Maria Montessori gọi đây là giai đoạn “giúp tôi tự làm điều đó”.
+ Đặc biệt ngôn ngữ (Language Development)
Nếu chúng ta so sánh khả năng của mình khi trưởng thành với trẻ em, chúng ta sẽ cần đến sáu mươi năm làm việc chăm chỉ để đạt được những gì một đứa trẻ đã đạt được trong ba năm đầu tiên này” – Maria Montessori,( Tâm tri thẩm thấu)
Chúng ta sẽ xem xét sự phát triển của ngôn ngữ ở trẻ em. Để hiểu được ngôn ngữ, chúng ta phải suy ngẫm xem ngôn ngữ là gì? Ngôn ngữ đem lại sự cải biến môi trường, chúng ta gọi sự cải biến ấy là nền văn minh. Ngôn ngữ là công cụ để con người giao tiếp với nhau, ngôn ngữ chỉ tồn tại trên trái đất khi con người xuất hiện. Ngôn ngữ phát triển một cách tự nhiên, là một sáng tạo tự nhiên. Và điều khiến người ta bất ngờ là ngôn ngữ phát triển theo quy luật nhất định, theo tầm cao nhất định và phát triển một cách tự nhiên như một sáng tạo. Trong giai đoạn này tầm quan trọng như thế nào của con người của cuộc đời, nó sẽ xây dựng nên tất cả. Không có trẻ em thì không có nền văn minh, vì thế chúng ta phải giúp đỡ trẻ em khi chúng cần và không bỏ mặc trẻ em một mình.
Tâm trí tiếp thu của trẻ nhỏ có khả năng tiếp thu thông tin từ môi trường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số bộ phận của não sẽ không phát triển nếu không có sự kích thích trong những năm đầu hình thành. Vì sự phát triển là tuần tự, những nền tảng ban đầu này rất cần thiết để kết hợp các khái niệm phức tạp hơn với nhau.
3. Đặc trưng của thời kỳ thẩm thấu (Charac teristic of the Absorbent Mind)
- Theo bà Maria montessori bà cho rằng loại trí tuệ này có những đặc điểm sau:
Chúng xảy ra với bất kỳ đứa trẻ nào trên toàn thế giới, bất kỳ quốc gia nào, vùng miền nào và bất kể tôn giáo nào. Trẻ ở giai đoạn này hầu như không hề có chủ ý và hoàn toàn không chọn lọc được những gì chúng tiếp nhận. Tất cả những kiến thức chúng thu nạp vào đều không thể xóa bỏ qua thời gian, chỉ có những ký ức mới đè lên ký ức và kiến thức giai đoạn này của trẻ sẽ bị lu mở.
Chúng hấp thu, học hỏi rất nhanh, một cách chớp nhoáng. Chỉ diễn ra trong giai đoạn từ 0-6 tuổi, qua thời gian này loại trí tuệ thấm hút không thể lấy lại được nữa. Đặc biệt trong giai đoạn này trẻ hấp thụ và thu nạp một cách vô hạn và không mệt mỏi. Đối với trẻ chúng thay đổi không ngừng do đó chúng luôn đòi hỏi những kích thích mới mẻ và sinh động.
Để trẻ hấp thu một cách có định hướng và dễ dàng, chúng ta nên duy mọi tình huống một cách ổn định.
Các khía cạnh của sự phát triển có ảnh hưởng đến trí tuệ thẩm thấu (Aspects of Development Influenced by the Absorbebt Mind)
Chúng ta đã nhận ra rằng trẻ em được giúp đỡ trong công việc mà gặp các trở ngại trong sáng tạo nó sẽ bớt đi sự hoàn hảo, và khía cạnh này rất cần chúng ta giúp đỡ đứa trẻ, vì nó là một thực thể nhỏ bé và yếu đuối. Muốn giúp đỡ chính những khả năng ấy. Những khía cạnh của sự phát triển có ảnh hưởng rất lớn đến trí tuệ thẩm thấu của trẻ trong giai đoạn phát triển này, vì trẻ cần khả năng ấy, khi chúng ta nhận ra rằng trẻ em có những khả năng đó trong vô thức, và phải bằng lao động trải nghiệm trong môi trường thực tế thì trí tuệ của trẻ sẽ khác với người lớn. Rằng chúng ta không thể dạy được nó, chúng ta không thể can thiệp trực tiếp vào quá trình xây dựng các năng lương.
Sự quan trọng của môi trường trong việc chuẩn bị trước.(The Importance of the Prepared Envronment)
Trẻ giai đoạn này chủ yếu tiếp xúc và học hỏi từ môi trường chính vì vậy môi trường đóng vai trò như một công cụ, một mắt xích quan trọng trong cỗ máy giúp chúng học hỏi một cách tốt nhất. Do đó môi trường cần đa dạng, lôi cuốn, kích thích.
– Người lớn cũng đóng vai trò trong việc chuẩn bị môi trường trong giai đoạn này, người lớn chính là người hướng dẫn chúng trong việc tạo môi trường tốt nhất cho trẻ qua ba phương diện chính là ngôn ngữ, vận động, và sự ổn định trong truyền đạt.
– Đứa trẻ có một mối quan hệ khác với môi trường của trẻ với chúng ta, đứa trẻ tiếp thu nó. Những điều trẻ thấy không chỉ được ghi nhớ, chúng tạo thành một phần linh hồn của trẻ, trẻ hóa thân vào tất cả mọi thứ trên thế giới, vào thế giới mà mắt trẻ nhìn thấy, trẻ nghe thấy- Maria Montessori,( trí tuệ thẩm thấu).
Danh mục tài liệu (Bibliography)
Maria Montessori (Richard Simon) trang 89, (trí tuệ thẩm thấu)NXB Lao Động
Maira Montessori,(tri tuệ thẩm thấu) NXB Lao Động.
Maria Montessri,( trí tuệ thẩm thấu) NXB Lao Động.