Mục đích của các bài tập “thực hành cuộc sống” trong phương pháp MOTESSORI
- MỤC ĐÍCH TRỰC TIẾP
Mục đích trực tiếp là để giúp trẻ hình thành và phát triển sự độc lập trong việc:
Thực hiện các hoạt động vận động căn bản.
Chăm sóc môi trường của mình.
Chăm sóc bản thân mình.
Các mối quan hệ xã hội (ứng xử tế nhị và lịch sự).
- MỤC ĐÍCH GIÁN TIẾP
Mục đích gián tiếp đầu tiên của các bài tập thực hành cuộc sống là sẽ giúp trẻ củng cố và phát triển sự phối hợp vận động và do đó đặt nền tảng cho sự hợp nhất về nhân cách.
Khi nói đến sự phối hợp vận động, chúng tôi muốn nói đến sự phối hợp của trí óc, ý chí và các chuyển động có chủ ý (voluntary movements). Phối hợp vận động tự bộc lộ thông qua các động tác được thực hiện một cách có trật tự, duyên dáng và có mục đích. Nó trở thành một dấu hiệu cho thấy sự hòa hợp ngày càng tăng của nhân cách, sự hợp nhất và hài hòa của các sức mạnh bên trong của trí tuệ và ý chí với các cơ quan thi hành, chính là các động tác. Trong khi thực hiện các bài tập thực hành cuộc sống cho các mục đích nội tại và phát triển của mình, ba nguồn sức mạnh cơ bản này đến gần nhau hơn bao giờ hết, tích hợp và xây dựng một nền tảng vững chắc và lâu dài cho sự phát triển xa hơn nữa.
Các chuyển động có chủ ý được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của trí tuệ, điều khiển bởi ý chí, các hoạt động được hiểu bởi sự thông minh và được lựa chọn bởi ý chí.
Mục đích gián tiếp thứ hai là để hỗ trợ ba nguồn sức mạnh này. Ngay cả khi chúng làm việc phối hợp, mỗi nguồn sức mạnh – trí tuệ, ý chí và các chuyển động có chủ ý – đều phát triển và tăng cường sức mạnh thông qua việc thực hiện các hoạt động phục vụ sự phát triển này.
Bài tập thực hành cuộc sống cũng đem lại những “hệ quả” tích cực khác theo sau và được gieo vào vùng đất của sự phát triển. Chúng không phải là mục đích hướng tới, nhưng lại là những hệ quả rất tích cực và đáng mong ước. Chúng có thể được so sánh như là các phụ phẩm trong ngành công nghiệp.
Làm giàu cảm xúc: Hoạt động ý chí và trí tuệ (có nghĩa là: tự do lựa chọn và kiên trì thực hiện) đáp ứng nhu cầu phát triển cũng cần được yêu. Tình yêu mà trẻ dành cho các hoạt động này đảm bảo chúng làm tròn vai là những hoạt động hữu ích, đồng thời cũng là một hình thức thư giãn. Cảm giác thỏa mãn mà nó đem lại là bước đệm chắc chắn cho các hoạt động tiếp theo.
‘Cách mạng’ xã hội: Việc các hoạt động Đời sống thực tiễn được thực hiện trong những năm đầu đời của trẻ, tình yêu của trẻ dành cho chúng và các “cảm hứng” được truyền tải bởi những người thực hiện chúng trong môi trường hàng ngày, khiến trẻ không xem thường các hoạt động này và những người thực hiện chúng một cách chuyên nghiệp (người lao động chân tay). Chúng giúp trẻ phát triển lòng trân trọng thật sự đối với lao động chân tay. Thái độ tích cực này của trẻ sẽ tạo ra một sự tái định hướng về một xã hội “tự nhiên” và “hòa bình”, thông qua sự thẩm thấu và ảnh hưởng tới xã hội người lớn của trẻ, sẽ giúp loại bỏ định kiến của người lớn hiệu quả hơn so với bất kỳ hành động trực tiếp nào mà những người lớn khác có thể đạt được.
Nhận thức về nhu cầu của môi trường và nhu cầu của bản thân: Một trẻ khi thực hiện các hoạt động này vì mục đích riêng của mình và trong môi trường được chuẩn bị của riêng mình, sẽ phát triển một thói quen chăm sóc mọi thứ xung quanh và chăm sóc chính bản thân mình.
Các bài tập thực hành cuộc sống được thực hiện một cách tự nguyện và được lặp đi lặp lại cũng sẽ đóng góp đáng kể và “tự nhiên” cho việc phát triển thể chất. Các cơ bắp của toàn bộ cơ thể được tập luyện một cách uyển chuyển, không máy móc và không phải bởi sức ép bên ngoài như việc huấn luyện thể chất, cũng không phải chỉ được thực hiện như là một chức năng của cơ thể, mà chính là một biểu hiện của sự sống của con người và cho một con người thực thụ, được hiểu và có mục đích ý chí. Vì lý do đó chúng được lặp đi lặp lại, thường xuyên hơn bất kỳ hoạt động thể chất nào, mà không mệt mỏi và căng thẳng.
Chúng giúp trẻ phát triển trí tuệ và tương tác có trách nhiệm với môi trường của mình, điều này tạo cơ sở nền tảng cho những khám phá phức tạp và trừu tượng hơn sau này.
Hình thành thói quen thực hiện một hoạt động một cách ý thức và có tính xây dựng để lại một “trải nghiệm” khiến cho tất cả các hình thức hoạt động khác trở nên ‘nhạt nhẽo’.
Chúng cũng giúp trẻ hình thành thói quen đánh giá hoạt động của mình một cách khách quan và độc lập không theo quan điểm khen ngợi hay chê bai từ bên ngoài, mà từ sự hứng thú và khao khát sự hòan thiện.
Chúng nuôi dưỡng sự phát triển của ý chí thông qua việc cung cấp cơ hội rất lớn cho việc sử dụng ý chí một cách xây dựng và trí tuệ trong việc lựa chọn, quyết định, kiên trì theo đuổi một hoạt động. Sức mạnh ý chí chớm nở ở trẻ phát triển mạnh mẽ hơn thông qua phương tiện là các hoạt động có mục đích. Ý chí mạnh mẽ này sẽ trở nên cần thiết trong các hoạt động tương lai của trẻ.
Có khả năng là sự phát triển của trẻ sẽ hơi lệch đi do không có điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn thời gian để khắc phục và điều chỉnh những lệch lạc có thể ở giai đoạn phát triển này. Bà Maria Montessori ủng hộ những công việc có mục đích như là một phương tiện để điều chỉnh các vấn đề như vậy. Và các bài tập thực hành cuộc sống dường như là loại hoạt động đúng để thực hiện tại thời điểm này. Khôi phục lại và duy trì trạng thái bình thường tự nhiên (normality) là một đặc điểm quan trọng ở giai đoạn phát triển này.
Chúng ta không thể giải thích nổi sự uyển chuyển trong cử chỉ của một con người nhưng chúng ta có thể nhận thấy được. Việc thực hiện các bài tập thực hành cuộc sống chứng tỏ đây là một nỗ lực trong việc phát triển vẻ duyên dáng trong cử chỉ của một cá nhân.
Các bài tập thực hành cuộc sống sau đó còn là phương tiện cho sự phát triển toàn diện. Khi được cân nhắc, hỗ trợ và thực hiện theo cách này thì chúng đạt được nhiều hơn là những chức năng hữu ích đơn thuần. Sẽ không còn có chỗ cho sự phân biệt xã hội và phân biệt giới tính. Chúng giúp trẻ đặt nền tảng cho một sự phát triển rộng hơn và sâu hơn, và các hoạt động Đời sống thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải nhận ra được điều này.
ST: TRUNG TÂM MONTESSORI VIỆT NAM – VMC