Cách xử lý khi trẻ mắc bệnh giao mùa Xuân – Hè
Thời điểm cuối xuân đầu hè, tiết trời ấm lên rõ rệt, tuy nhiên thỉnh thoảng lại có những đợt gió mùa đông bắc tràn về khiến trời đột ngột trở lạnh là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát. Sự thay đổi thời tiết khiến cơ thể trẻ không thích nghi kịp, sức đề kháng yếu đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các yếu tố gây bệnh khiến tỷ lệ trẻ nhập viện vì các bệnh hô hấp, truyền nhiễm và bệnh tiêu hóa tăng cao.
Mùa xuân là mùa của sự sống, mùa sinh sôi nảy nở của muôn loài. Tiết trời ấm kèm thèm theo nồm ẩm cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi trùng, nấm mốc… phát triển gây nên các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh đường hô hấp… Ngoài ra các loại côn trùng như ruồi, muỗi, chuột, gián… cũng phát triển mạnh gây nên các bệnh đường tiêu hóa, sốt xuất huyết.
Đối với trẻ nhỏ, việc cơ thể còn non nớt, dễ nhạy cảm, đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh giao mùa trên là một nỗi lo thường trực của cha mẹ mỗi đợt xuân sang. Nếu phòng bệnh không tốt, một khi trẻ mắc bệnh triệu chứng thường nặng hơn, kéo dài hơn và để lại nhiều di chứng nguy hiểm hơn so với người lớn.
Cách tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ vào giai đoạn chuyển giao giữa hai mùa là cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường)
Bệnh hô hấp
Là bệnh mà hầu hết các trẻ đều mắc phải khi chuyển mùa do sự bất cẩn của cha mẹ. Cuối xuân đầu hè mặc dù trời có nắng ấm nhưng gió vẫn lạnh nên trẻ dễ cảm lạnh nếu không được bảo vệ kỹ lưỡng. Cảm cúm, sỗ mũi …là những bệnh trẻ thường gặp, nặng hơn là viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản khiến trẻ cần nhập viện nhanh chóng.
Để phòng ngừa các bệnh đường hô hấp cho trẻ, ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ, mẹ cần chú ý một số điều sau:
– Chú ý giữ ấm cho bé vào buổi sáng và ban đêm, đặc biệt ở ở các vùng ngực, cổ, bụng và tay chân.
– Khi đưa ra ngoài, bé cần được mặc đủ ấm, quàng khăn nếu cần, đeo khẩu trang và hạn chế tới nơi đông người.
– Rửa mũi và súc miệng cho bé bằng nước muối thường xuyên để rửa sạch bụi bẩn và mầm bệnh.
– Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh khi trẻ mắc bệnh vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn nếu bệnh không do vi khuẩn.
Sốt xuất huyết
Muỗi là nguồn trung gian gây nên dịch bệnh sốt xuất huyết. Do đó, để phòng ngừa sốt xuất huyết cho trẻ mẹ cần làm sạch môi trường sống của trẻ bằng cách:
– Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, không kiêng khem
– Tăng số lần bú (với trẻ sơ sinh), cho trẻ uống nhiều nước (nước lọc, nước cam, chanh,…), hoặc cho uống oresol nếu trẻ có dấu hiệu mất nước do sốt cao
– Phát quang bụi rậm, dọn sạch các vũng nước đọng trong nhà.Mắc màn khi bé ngủ.
– Vệ sinh cá nhân, thân thể sạch sẽ.
– Theo dõi và cho trẻ nhập viện kịp thời nếu trẻ không hạ sốt hoặc có dấu hiệu nặng hơn.
Bệnh đường tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, phân sống…), ngộ độc thực phẩm và một số bệnh tiêu hóa khác trẻ có thể gặp ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên khi chuyển mùa xuân – hè, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khó khăn hơn do mầm bệnh phát triển ồ ạt, do đó trẻ dễ mắc bệnh hơn. Có tới 70% tế bào miễn dịch nằm tại đường tiêu hóa, vậy nên nếu trẻ mắc các bệnh tiêu hóa, hệ miễn dịch sẽ suy giảm khiến trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm và các bệnh dịch khác.Vì vậy việc bảo vệ đường tiêu hóa cho trẻ rất quan trọng. Mẹ cần:
– Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Sử dụng nguồn nước sạch, thực phẩm sạch, ăn chín, uống sôi.
– Không cho trẻ ăn thức ăn để quá lâu, thức ăn không đậy lồng bàn.
– Hạn chế thức ăn sẵn, thức ăn đường phố chứa nhiều dầu mỡ
– Vệ sinh nhà cửa và vệ sinh môi trường xung quanh.
– Hạn chế ra vào vùng có dịch.
– Xử trí khi trẻ tiêu chảy: bù nước và điện giải ngay khi trẻ có dấu hiệu mất nước, dinh dưỡng hợp lý, không được cho trẻ ăn kiêng, xử lý nguyên nhân gây bệnh và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có dấu hiệu nặng hơn.
Thủy đậu
Virus lây bệnh thủy đậu thường lây qua đường hô hấp hoặc qua đường tiếp xúc (khi tiếp xúc với các bóng nước đã bị vỡ ra hoặc vết thương lở loét của người bệnh). Thông thường thủy đậu là bệnh lành tính. Tuy nhiên, ở trẻ em, thủ đậu có thể gây nên một số biến chứng như viêm phổi, viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết… một số trường hợp có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Khi trẻ bị thủy đậu, mẹ cần:
– Cách ly trẻ tại nhà cho đến khi trẻ khỏi hẳn.
– Bổ sung vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày.
– Giữ bàn tay trẻ luôn sạch sẽ
– Chấm dung dịch Xanh methylen vào các nốt phỏng nước đã vỡ.
– Hạ sốt đúng cách.
– Nhập viện khi có dấu hiệu lừ đừ, hôn mê, co giật, xuất huyết.
– Cách hiệu quả nhất để phòng thủy đậu cho trẻ là tiêm chủng vaccine
– Tăng cường miễn dịch, tăng cường phòng bệnh cho trẻ ngay từ bây giờ
Trẻ có hệ miễn dịch kém thường có nguy cơ cao mắc phải các dịch bệnh khi thời tiết thay đổi. Do đó, mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ ngay từ bây giờ bằng cách sử dụng các chế phẩm chứa sữa non, immune alpha giúp tăng sức đề kháng như sản phẩm Previpteen 2.
Bên cạnh đó, như mẹ đã biết, có hơn 70% tế bào miễn dịch tập trung ở đường ruột của trẻ, vậy nên mẹ cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe đường tiêu hóa để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với bổ sung men vi sinh đều đặn sẽ giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chống lại bệnh tật hiệu quả.Top of Form
St theo https://bekhoemevui.vn/