Trẻ em và văn hóa chào hỏi
Có nhiều bậc phụ huynh luôn thắc mắc rằng tại sao em bé nhà mình không hề chủ động mở lời chào hỏi khi gia đình có khách đến chơi nhà hoặc không biết cách cảm ơn khi có ai cho mình một thứ gì đó. Vậy, cách nào để giúp trẻ hình thành được những phép lịch sự tối thiểu đó.
Rất đơn giản, ngay từ khi còn nhỏ, khi ở độ tuổi mầm non từ 0 – 6 trẻ đã có thể hấp thụ một các vô thức mọi thứ trong môi trường xung quanh vào não bộ nhỏ bé của mình. Vì vậy, cách tốt nhất người lớn có thể làm để hình thành thói quen về phép lịch sự liên tục đó chính là làm gương cho trẻ. Khi tất cả mọi người lớn trong môi trường sống của trẻ biết tôn trọng nhau, tôn trọng trẻ và luôn lịch sự lễ độ chào hỏi nhau mỗi khi gặp mặt thì tự bản thân trẻ sẽ thẩm thấu điều đó vào bộ não của mình và sẽ nhanh chóng bộc lộ ra thành hành động.
Hãy đừng nghĩ rằng cứ là trẻ con thì cần phải chào người lớn trước các bậc phụ huynh yêu quý nhé. Với trẻ, được người lớn chào hỏi mình trước, được tôn trọng là một cảm giác khiến trẻ rất tự hào, thích thú và thậm chí đó sẽ chính là động lực, là lý do kích hoạt trẻ chủ động chào người lớn mà không cần nhắc nhở đó ạ.
Ở ICP, nơi ngôi trường hạnh phúc, chúng tôi đưa tiêu chí “Nuôi dưỡng nhân cách” cho trẻ lên hàng đầu. Vậy các con nơi đây đã được phát triển tiêu trí đó như thế nào?
ICP luôn nuôi dưỡng nhân cách cho các con trong suốt quá trình học tập cũng như phát triển bản thân tại trường. Luôn tích cực phối hợp cùng gia đình thúc đẩy các con thông qua rèn luyện bản thân ngay cả trong môi trường ở nhà.
Ví như, mỗi sáng trẻ đến trường luôn có những thầy cô giáo tươi cười vui vẻ đón trẻ từ cổng trường vào đến lớp học, thầy cô luôn chủ động chào hỏi trẻ và phụ huynh giúp trẻ tự tin hơn trong việc giao tiếp, dễ dàng bắt chước và hình thành thói quen chào hỏi mỗi ngày. Từ đó trẻ sẽ vui vẻ chào thầy cô, bố mẹ và hào hứng hơn với việc vào lớp học tập cùng các bạn.
Trong từng thao tác như cúi thấp đầu, khoanh tay chào, mỉn cười hay nhìn thẳng với ánh mắt yêu thương luôn được các thầy cô giáo thực hiện thật chậm để trẻ quan sát và cảm nhận. Ngay cả việc bước vào lớp học của mình vào mỗi sáng các con cũng sẽ cảm nhận được sự yêu thương và phép lịch sự qua từng cái ôm, cái đập tay hifi với mẹ giáo và với các bạn trong lớp. Điều đó không chỉ giúp con hình thành và bồi đắp văn hóa lịch sự lễ độ mỗi ngày mà còn giúp các con gắn kết tình yêu thương với các bạn, với các thầy cô và với cả ngôi trường thân yêu của mình.
Cuối ngày, khi các con ra về, mọi phép lịch sự các con thẩm thấu trong một ngày dài sẽ được các con thể hiện hết qua cách các con cúi chào, cách con sà vào lòng bố/mẹ/ông/bà để ôm hôn, cách các con nở nụ cười với các bạn với các thầy cô và thể hiện niềm vui với người đón mình tan học về nhà.
Với ICP, những thói quen này được đưa vào và áp dụng thành văn hóa đặc trưng của toàn trường chứ không đơn thuần chỉ là để rèn thói quen cho trẻ. ICP sẽ luôn là nơi hun đúc, nuôi dưỡng nhân cách toàn diện và là nơi chắp cánh cho sự phát triển tiềm năng cả trong hiện tại và tương lai của trẻ.