10 nguyên tắc giúp bé ăn đúng cách và đủ chất
Là cha mẹ muốn cho con mình ăn, bạn cần tự hỏi mình câu hỏi: Bạn muốn con bạn khỏe mạnh hay bụ bẫm? Việc hiểu và áp dụng 10 nguyên tắc giúp bé ăn đúng cách và đủ chất là một trong những điều hết sức quan trọng và cần thiết cho mỗi gia đình. Vậy làm sao biết BIẾT CON BẠN ĐÃ ĂN ĐỦ CHƯA?
Rất nhiều cha mẹ luôn tự hỏi: “Làm sao tôi biết được con tôi đã ăn đủ chưa? Tôi nên cho bẻ uống bao nhiêu ml sữa? Bé ăn bao nhiêu cơm là đủ?”
Vậy thì làm thế nào chúng ta biết minh đã ăn đủ chưa? Bạn có đếm bạn ăn bao nhiêu muỗng cơm hay bao nhiêu mì không? Chắc chắn là không.
Chúng ta biết chúng ta đã ăn đủ khi cảm thấy no. Đôi khi, chúng ta vẫn ăn nhiều hơn cho dù đã cảm thấy no.
Trẻ em cũng giống như vậy. Khi bé thấy no, bé sẽ không ăn nữa. Bé sẽ ngừng bú, hay ngậm miệng lại và quay đi nếu mẹ cố gắng đút thêm muỗng nữa. Đây chính là cách bé nói rằng bé không đói, bé không muốn ăn nữa.
Bạn không cần phải đếm bé uống bao nhiêu ml sữa hay bao nhiêu muống cơm. Bạn phải lắng nghe con bạn.
Cách tốt nhất để biết bé có ăn uống đầy đủ không chính là theo dõi sự tăng trưởng của bé. Chúng ta cần thức ăn để có năng lượng và để phát triển. Vì thế, nếu một em bé phát triển đúng chuẩn, bé đang ăn uống đầy đủ.
Có một quy tắc về cân nặng rất dễ nhớ: khi 5 tháng tuổi bé sẽ cân nặng gấp đôi lúc mới sinh, và căn nặng tăng dần đến 1 tuổi sẽ gấp 3 lần và 2 tuổi sẽ gấp 4 lần so với lúc mới sinh.
Một sai lầm lớn là nhiều cha mẹ hay so sánh con mình với trẻ khác. Trẻ em thường rất khác nhau. Ngay cả anh em sinh đôi cũng không hoàn toàn giống nhau. Mỗi trẻ có di truyền khác nhau, trưởng thành theo kiểu khác nhau, có tính cách khác nhau và thích ăn vị khác nhau. Việc so sánh con bạn với con hàng xóm, hay ngay cả anh em với nhau gây nên những mong đợi sai lệch và căng thẳng. Nếu bạn lo lắng về sự tăng trưởng của bé, tốt nhất là bạn nên tư vấn với bác sĩ nhi khoa.
Trẻ có thể mắc phải chứng rối loạn ăn” nếu có ấn tượng không tốt về việc ăn. Trẻ sẽ từ chối và không thích ăn. Nhiều cha mẹ cứ mỗi vài phút lại cố cho bé ăn, mong là bé buộc phải ăn và điều này sẽ làm cho bé rất khó chịu. Điều này sẽ làm cho bé không thích thú với việc ăn, từ đó có thể bé sẽ ghét thực phẩm và không muốn ăn. 10 nguyên tắc giúp bé ăn đúng cách và đủ chất sau sẽ giúp bạn:
1. “Bạn quyết định việc ăn ở đâu, khi nào ăn và ăn cái gì. Nhưng chính con bạn sẽ quyết định ăn bao nhiêu?
Trẻ em thường biết rõ khi nào mình đói bụng và các bé có thể tự điều chỉnh việc ăn của mình. Mọi chuyện trở nên rắc rối khi chúng ta can thiệp và bắt bẻ ăn nhiều hơn mức cần thiết, bắt bẻ ăn khi không đói hoặc ép bé ăn và vì thế khiến bé không thích ăn.Thế nên bé sẽ không chịu ăn, hoặc bé sẽ ăn quả nhiều so với nhu cầu.
Vì vậy, nếu thấy một trong các dấu hiệu sau: bé ngậm miệng lại, quay đầu đi và không chịu ăn nữa – đó là cách bé muốn nói với bạn rằng bé không muốn ăn nữa. Hãy dẹp thức ăn khỏi tầm mắt bé hoặc đợi đến bữa ăn tiếp theo. Đừng quá lo lắng, nếu một lúc sau cảm thấy đói, bé sẽ ăn thêm.
2. “Nếu bé không muốn ăn, đừng thay thế bằng cách cho bé uống sữa”
Nếu bé từ chối ăn một loại thức ăn mới hoặc một loại thực phẩm cố định (như rau), đừng thay thế bằng cách cho bé uống sữa hay một loại thực phẩm mà bé thích. Nếu làm như vậy nghĩa là bạn đang khen thường bé việc bé từ chối ăn. Bạn đang khuyến khích việc bé từ chối ăn bởi vì bé sẽ được cái bé muốn. Hãy dẹp thức ăn khỏi tầm mắt bẻ hoặc đợi đến bữa än tiếp theo.
3. “Không bao giờ cho bé ăn khi bé buồn ngủ”
Đây là một thỏi quen rất xấu và có thể gây nguy hiểm của một số cha mẹ. Khi đang ngủ, bé không đói và bạn không bao giờ nên cho bé ăn khi bé không đói. Giấc ngủ vô cùng quan trọng để bé phát triển khỏe mạnh về thể chất cũng như tinh thần, Có một số hóc môn, trong đó có hóc môn phát triển, được hình thành chủ yếu khi bé ng. Cho ăn khi bé ngủ sẽ cản trở giấc ngủ đúng cách của bé. Một nguy cơ khác là bé có thể bị sặc. Nếu đang ngủ, bé có thể không hô hấp đúng cách, do đó bé có thể bị sặc và có thể hít phải thức ăn vào trong phổi.
4. “Hãy để bé tự ăn”
Nhiều bậc cha mẹ không muốn làm điều này do nhiều lý do, ví dụ như bé không ăn nhiều, bé không thích thức ăn hoặc bé sẽ làm đổ thức ăn. Trẻ em muốn và cần được độc lập. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ từ 6-8 tháng đã có thể tự ăn (bằng tay và sau đó có thể ăn bằng muỗng). Trẻ sẽ hứng thú trải nghiệm ăn khi được tự ăn hơn là được người khác đút.
5. “Một bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút”
Trẻ em không kiên nhẫn được lâu. Nếu bạn ép con ngồi lâu quá từ 20-30 phút, bé sẽ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Nếu trong 30 phút mà bé chưa ăn xong, hãy dẹp thức ăn khỏi tấm mắt bé hoặc đợi đến bữa ăn tiếp theo. Nếu bé đang đói, bé sẽ ăn nhanh hơn. Ngoài ra cũng lưu ý không cho bé nhiều thức ăn quả, bé sẽ kéo dài thời gian ăn.
6. “Đừng gây xao lãng bé khi cho ăn. Đừng cố đuổi theo bé khi bé đang chơi”
Nhiều cha mẹ đã thử cho ăn theo cách này. Họ làm bé xao lãng bằng một đồ chơi, một trò chơi nào đó, hay bằng TV, iPad và khi đứa trẻ không để ý – họ liền đút luôn vào miệng bé một muỗng thức ăn vào miệng bé.
Một kiểu cho ăn rất xấu khác là rượt theo bé khi bé đang chơi đùa và cố nài nỉ bé ăn thêm một miếng hay bú thêm một hớp sữa.
Đối với bé, điều này thật sự khó chịu và đáng ghét. Vì thế, cha mẹ cần tránh làm điều này với bé. Cái giá bạn phải trả cho một muỗng nhỏ ăn thêm đó là bé sẽ ghét thức ăn và chán ghét chuyện ăn uống.
7. “Đừng tỏ ra tức giận nếu bé không ăn”.
Nếu bé không chịu ăn và bạn tỏ ra tức giận với bé, việc này có thể khiến bé lặp đi lặp lại việc không chịu ăn để lôi cuốn sự chủ ý của bạn.
Thay vì tỏ ra tức giận với bé, bạn chỉ cần tỏ thái độ đồng ý, hãy thư giãn và cho bé ăn vào bữa ăn kế tiếp.
8. “Duy trì thời gian biểu cố định cho các bữa ăn”.
Trẻ em cần có thói quen trọng cuộc sống. Bé sẽ xử sự tốt hơn khi biết cần phải làm gì và việc gì sẽ xảy ra. Có môt thời gian biểu rõ ràng cho giờ ăn cũng như ăn vặt sẽ làm cho bé cảm thấy đói khi đến giờ ăn và sẽ ăn giỏi hơn.
9“Đừng cho phép bé chơi đồ chơi hay đọc sách khi đang ăn. Hãy tắt TV đi”
Luật lệ này cần áp dụng cho cả cha mẹ nữa. Bạn không thể khiến bé tuân theo một quy định nào đó khi mà cha mẹ lại làm điều hoàn toàn ngược lại.
10. “Nếu bé vẫn không ăn, hãy cho bé ăn nhẹ sau khi bỏ bữa một lát”
Một bữa ăn nhẹ bổ dưỡng có thể là trái cây (không phải là nước ép trái cây), thức ăn nhẹ, bánh sandwich nhỏ hay bánh quy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý, chớ nên “đầu hàng” trước yêu sách của bé. Nếu bé từ chối một loại thức ăn, và cha mẹ bỏ cuộc rối đưa ngay cho bé một bình sữa thay thế, bé sẽ được khuyến khích để tiếp tục từ chối đồ ăn đó. Bé sẽ cho rằng có thể khiến cha mẹ làm điều mình muốn bằng cách từ chối ăn uống.
ST theo TRUNG TÂM MONTESSORI VIỆT NAM – VMC